Dưới đây là những thông tin cơ bản về Website bạn cần biết. Các Website hiện nay vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp. Do đó bạn cần biết cách để có thể thiết lập một website hoàn chỉnh để phục vụ cho công việc kinh doanh của mình. Marketing Online Nha Trang xin chia sẻ một số kiến thức để các bạn hiểu hơn về các bước để hoàn thiện một Website - chúc các bạn thành công!

1. Định Nghĩa Website Là Gì?

Website còn được gọi với tên khác như trang mạng, trang web là kênh thông tin được sử dụng để giới thiệu sản phẩm, về doanh nghiệp, hoạt động cũng như tin tức, chia sẻ bí quyết,… nhằm quảng bá mô hình hoạt động của doanh nghiệp, cửa hàng đến với khách hàng. Đây là một kênh thông tin không thể thiếu đối với các doanh nghiệp trong việc kinh doanh và xây dựng phát triển thương hiệu.

Thông thường, website được phân chia thành 4 loại dựa vào hình thức chủ yếu của đối tượng phát triển:

  • Website dành cho doanh nghiệp.
  • Website dành cho cá nhân.
  • Website của chính phủ.
  • Website của các tổ chức phi lợi nhuận.

Căn cứ theo mục đích khác nhau của website mà web sẽ có những đặc điểm khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung tầm quan trọng của website là như nhau.

Click ngay:Thiết Kế Web Nha Trang Chuẩn SEO - Uy Tín

2. Cấu Tạo Website Bao Gồm Những Gì?

Các website nói chung bao gồm những thành phần cơ bản sau:

  • Tên miền (domain): Được xem là địa chỉ website. Giả sử như website là một cửa hàng thì tên miền chính là tên địa chỉ của cửa hàng đó. Do đó để truy cập website, bạn phải gõ địa chỉ tên miền trên trình duyệt để có thể đi đến được với website đó.
  • Web hosting: Sau khi đã có tên miền. Công việc tiếp theo của bạn đó chính là thuê một máy chủ. Đó được gọi là web hosting. Máy chủ sẽ lưu trữ tất cả các thông tin, hình ảnh và tài liệu của website để từ đó có thể đưa ra được những kết quả phù hợp với truy vấn của người dùng.
  • Source Code: Đây được xem là mã nguồn của website. Nếu tên miền là địa chỉ, web hosting chính là mảnh đất thì source code chính là phần gạch và bê tông để xây nên website. Và bạn đã có một website, chính là một ngôi nhà hoàn chỉnh.

Cấu Tạo Website Bao Gồm Những Gì?

3. Các Thành Phần Của Một Website

Một website thông thường được chia làm 2 phần:

Các Thành Phần Của Một Website

Giao diện người dùng (front-end): Giao diện người dùng là định dạng trang web được trình bày trên màn hình của máy tính của người xem (máy khách) được xem bằng các phần mềm trình duyệt web như Cốc cốc, Chrome, Firefox,… Tuy nhiên ngày nay người xem có thể xem website từ các màn hình có các kích thước khác nhau như thiết bị di động, ipad, laptop, màn hình tivi (được gọi là web responsive).

Các chương trình được lập trình để website hoạt động (back-end): Là phần lập trình của website lưu trữ trên máy chủ (Server). Tùy vào mục đích phát triển web của doanh nghiệp mà lựa chọn công nghệ và ngôn ngữ lập trình phù hợp. Có 2 lựa chọn chính là:

  • Lập trình bằng mã nguồn mở như PHP, Nodejs... thường chạy trên các Linux hosting.
  • Lập trình bằng mã nguồn đóng như .NET, Java... thường chạy trên các Hosting, Server Windows.

Xem thêm:TOP 10+ Công Cụ Marketing Online Nha Trang Tốt Nhất!

4. Tổng Hợp Các Bước Xây Dựng Website Hoàn Thiện

Tùy vào hình thức, nhu cầu của một website thế nào mới có những bước tạo lập khác nhau. Dưới đây là những bước chuẩn để có thể tạo lập được những website hoàn chỉnh:

  • Bước 1: Mua tên miền, thuê hosting. Bạn có thể mua tên miền và thuê hosting tại những công ty cung cấp dịch vụ internet uy tín. Một số cái tên phổ biến để bạn có thể lựa chọn như Mắt Bão, Azdigi.
  • Bước 2: Lên bảng demo thiết kế website. Thông thường các UI/UX design sẽ đảm nhận phần này. Nếu bạn sử dụng những nền tảng có sẵn như WordPress thì đừng lo. Bạn cũng đã có những kho theme WordPress đa dạng cho bạn có thể lựa chọn.
  • Bước 3: Các front-end developer sẽ tiến hành cắt HTML từ bản thiết kế. Sau đó tùy chính website theo yêu cầu của website owner. Cùng với đó, các back-end developer sẽ làm việc với các dữ liệu để website vận hành hiệu quả.
  • Bước 4: Sau khi website đã hoàn thành được phần demo. Các tester sẽ tiến hành kiểm tra dò các lỗi (bug). Để sau đó các developer sẽ tiến hành fix lại cho phù hợp.
  • Bước 5: Sau khi tất cả các lỗi được được fix sau. Website sẽ được tiến hành launch trên server và bắt đầu đi vào phục vụ người dùng.

Tổng Hợp Các Bước Xây Dựng Website

5. Tại Sao Các Doanh Nghiệp Cần Xây Dựng Website

Trong thời kỳ cách mạng công nghệ 4.0, thương mại điện tử là một ngành vô cùng nóng và kéo theo đó việc bán hàng qua web càng trở nên phổ biến và cần thiết. Chăm sóc Website mang đến cho cá nhân hoặc các doanh nghiệp lợi ích không hề nhỏ:

  • Giới thiệu các sản phẩm dịch vụ một cách sinh động và mang tính tương tác cao.
  • Có cơ hội để bán sản phẩm hàng hóa một cách chuyên nghiệp mà không tốn nhiều chi phí.
  • Tạo một hình ảnh chuyên nghiệp trước công chúng, công cụ hiệu quả để thực hiện các chiến dịch PR và Marketing.
  • Quảng cáo không giới hạn: Khi sở hữu một website, bạn có thể thoải mái quảng cáo sản phẩm mà không phải lo lắng bị gò bó về số lượng, thời gian...
  • Cơ hội phục vụ khách hàng tốt hơn, đạt được sự hài lòng lớn hơn từ khách hàng: Không phải mất thời gian và công sức đi lại, bạn vẫn có thể dễ dàng chốt đơn hàng từ khách hàng nhờ các công cụ chát trực tuyến, quản lý lịch sử chát, lịch sử chăm sóc thuận tiện.
  • Tiềm năng tiếp cận khách hàng cực lớn: mỗi ngày có 12 triệu lư���t khách hàng tìm kiếm thông tin về dịch vụ/sản phẩm liên quan đến các doanh nghiệp tại Việt Nam.

Xem thêm:Kiến Thức Website Bạn Cần Nắm

Kết luận:

Trên đây là tất tần tật những thông tin chi tiết nhất về Các Bước Xây Dựng Website hy vọng rằng sẽ giúp ích cho bạn. Cảm ơn các bạn đã ghé thăm Website của chúng tôi!

Bài viết liên quan
[TOP 10+] Cách Phối Màu Sắc Trong Thiết Kế Website【MỚI 2022】[TOP 10+] Lợi Ích Thiết Kế Web Chuẩn SEO Mang Lại【MỚI 2022】[TOP 10+] Lợi Ích Thiết Kế Website Chuẩn UI & UX【MỚI 2022】